Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

PHẦN GIỚI THIỆU SÁCH RÔMA


PHẦN GIỚI THIỆU SÁCH RÔMA
Mục sư S. Lewis Johnson, là học giả đáng kính, là giáo sư dạy Lời của Đức Chúa Trời, thường nói với các sinh viên học trò ông tại Thần Học Viện Dallas:  “Thưa quí vị, quí vị cần phải có khả năng giảng luận suốt cả Kinh Thánh, từ chương nầy qua chương kia”. Tôi vẫn làm việc theo cách ấy, và tôi e rằng tôi sẽ đạt được theo ý muốn của tôi. Tôi đã tìm được giá trị của sự giảng luận tất cả các sách trong Kinh Thánh theo cách của mình, hết chương nầy sang chương khác. Điều nầy cần phải nổ lực thật nhiều, nhất định rất đáng phải bỏ công ra để có được sự ấy.
Một trong những sách đầu tiên trong Kinh Thánh mà chúng ta đáng phải tìm cách giảng luận là thư tín Rôma của Phaolô. Thư Rôma là một sách quan trọng chạm đến đời sống của nhiều người trải qua nhiều thế đại (như chúng ta sẽ thấy trong phần nghiên cứu của chúng ta). Các thư tín khác của Phaolô có khuynh hướng viết cho những cá nhân đặc biệt, hoặc nói tới những vấn đề hay nan đề nào đó nhất định. Chúng vừa nhắm vào con người hay nhắm vào nan đề. Chúng góp phần rất lớn cho sự chúng ta hiểu biết Đức Chúa Trời, và cho cách ăn ở Cơ đốc. Sách Rôma rõ ràng đã được viết ra cho một Hội Thánh mà cá nhân Phaolô đã không thành lập. Thực vậy, Phaolô đã viết cho một Hội Thánh mà ông chưa hề thăm viếng qua — Hội Thánh tại thành Rôma. Hiển nhiên là Phaolô sẽ đến tại thành Rôma, như sách Công vụ Các Sứ đồ  mô tả, nhưng theo một cách khác biệt hơn là chúng ta trông mong. Khi ông viết thư tín nầy gửi cho người thành Rôma, ông viết theo một tư thế rất thận trọng, dẫn nhập Tin Lành từ những điểm cần thiết của nó (sự xét đoán con người là hạng tội nhân, bị phân cách ra khỏi Đức Chúa Trời — (các chương 1-3) trong sinh hoat từng ngày của cuộc sống (các chương 12-16).
Nếu bạn có thể giảng luận cả sách Rôma, bạn sẽ có Tin lành nịt lưng mình. Trong phần nghiên cứu khác về sách Rôma, tôi đã trình bày rất chi tiết hơn về thư tín nầy (xem “Sách Rôma: Sự công bình của Đức Chúa Trời”). Trong phần nghiên cứu nầy, chúng ta sẽ bao quát cả sách một cách tóm tắt, chỉ trong 17 bài học. Lợi ích của loạt bài học nầy, ấy là chúng ta sẽ đi suốt cả sách Rôma ở một cấp độ mỗi chương là một bài học. Điều nầy giúp cho khả năng suy nghĩ của chúng ta đi suốt cả thư tín mỗi lần một chương, nhờ đó dõi theo cách bình luận của Phaolô từ đầu cho đến cuối.
Khi bạn bắt đầu phần nghiên cứu nầy, tôi thách bạn phải ôn lại sách Rôma thường xuyên ở trong trí mình, tìm cách lần theo phần bàn luận của nó ngay từ chương đầu tiên cho đến chỗ nào mà phần nghiên cứu đưa bạn đến. Tôi mong rằng khi ấy bạn sẽ tìm cách áp dụng những gì bạn đã học được cho chính đời sống của mình, và để chia sẻ sứ điệp của Tin Lành với những kẻ bị hư mất mà chẳng có sự trông cậy, tách biệt với đức tin mà thư tín nầy mô tả và xác định. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn qua phần nghiên cứu phần nầy của Lời Ngài.




Rôma 1:18-32: "NGƯỜI THEO TÀ GIÁO KHÔNG THỂ CHỮA MÌNH ĐƯỢC".


Người theo tà giáo không thể chữa mình được 

Phần giới thiệu

Tuần vừa qua tôi được chọn vào hội đồng xét xử tại toà. Sau cả buổi sáng chờ đợi trong căn phòng đầy khói thuốc, tôi có cơ hội bước ra ngoài hưởng lấy sự ấm áp của mặt trời suốt cả giờ ăn trưa. Tôi ngồi xuống trên chiếc ghế công viên ngoài phòng xử rồi tiếp tục nghiên cứu sứ điệp nầy về Rôma 1.
Ngay khi tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh thì có một cặp ‘hiệp sĩ ngoài đường phố’ đến với chai rượu của họ rồi ngồi xuống bên cạnh tôi. Sau khi tôi từ chối ‘nhấm một chút’ một hay hai lần, họ lấy làm tò mò khi thấy tôi cứ miệt mài suy gẫm. Tôi nói với họ là tôi đang sửa soạn để giảng một bài giảng từ Rôma 1. Sau khi bàn luận một chút, tôi đọc cho họ nghe những lời nầy từ chương Kinh Thánh ấy: Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình …” (Romans 1.18).
Ngay khi ấy, một trong hai người kia bèn quyết định đấy là lúc phải đứng dậy để đi mua một chai rượu khác, để uống như đã uống với chai đầu tiên. Bấy giờ người đó đứng dậy nói ông ta có bằng kỹ sư và có lương bổng 144.000USD một năm. Ông ta nói ông ta đã leo đến nấc thang chót của sự thành công và đã quyết định thích cuộc sống ở đáy thang hơn, và đã tiếp tục như thế kể từ dạo đó. Ông ta xử sự tốt đối với Cơ đốc giáo và nói vợ cũ của ông ta trước kia rất nổi bật trong vòng những Cơ đốc nhân.
Giờ đây với phân đoạn Kinh Thánh Rôma 1 rất quan trọng đối với hai kẻ nghiện rượu nầy, vì nó mô tả tình trạng của họ ở cấp độ ‘T’. Nhưng nó cũng rất quan trọng đối với chúng ta nữa, vì nó giải đáp cho một trong những thắc mắc thường được những người chưa được cứu đưa ra: “Làm sao Đức Chúa Trời yêu thương lại phán hình phạt đời đời cho những kẻ chưa hề nghe đến danh của Đức Chúa Jêsus Christ?”
Rôma 1 cũng rất quan trọng cho chúng ta vì kể từ khi khởi sự thuyết tiến hoá, một số nhà thần học đã áp dụng lý thuyết sai trái nầy vào tôn giáo, khiến cho tôn giáo từ chỗ nguồn gốc nguyên thủy dấy lên cao, càng được cải tiến và có ấn tượng thêm. Tôn giáo, họ rất muốn chúng ta tin theo, bắt đầu từ chất nhờn đa thần giáo và từ từ nổi lên thành độc thần giáo.
Phaolô nói chẳng phải như vậy đâu, vì trong chương đầu tiên nầy của sách Rôma, ông cung ứng cho chúng ta một bảng tóm tắt về tôn giáo trong lịch sử. Ông cho rằng tôn giáo thuộc về độc thần giáo ngay từ lúc ban đầu, và con người khi xây khỏi quan điểm của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài trong cõi sáng tạo, đã vặn cong và xuyên tạc tôn giáo thanh sạch thành những hình thức sai trái và lầm lẫn rất đa dạng.

Sự khải thị của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên

Đang sẵn có cho mỗi người một sự hiểu biết nhất định về Đức Chúa Trời. Sự hiểu biết nầy có thể đạt tới được bằng cách quan sát công việc được dựng nên từ tay của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Giống như chúng ta có thể tiếp thu nhiều về một nhà văn qua cách đọc tác phẩm của ông, hay về một hoạ sĩ qua hoạ phẩm của ông ta, cũng vậy, chúng ta cũng có thể học biết về Đức Chúa Trời từ công việc do tay Ngài làm, là sự sáng tạo của Ngài. Chúng ta có thể học biết được, Phaolô nói trong câu 20, về quyền phép đời đời của Đức Chúa Trời và về bản tánh thiêng liêng của Ngài. Ai có thể nhìn vào năng lực của thác Niagara mà không xao xuyến trước quyền phép của Đấng đã dựng nên thác ấy? Ai có thể nghiên cứu năng lượng của nguyên tử mà không thấy ấn tượng với quyền phép vô song của Đấng Tạo Hoá? Và ai có thể suy gẫm về sự sáng tạo mà không kết luận rằng có Đấng trổi hơn con người hay chết là nguyên tác của mọi sự trong đó?
Như tác giả Thi thiên đã nói từ lâu: Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ (Thi thiên 19.1-2). Nhiều lý trí lỗi lạc đã từng công nhận Đấng Tạo Hoá khi chứng kiến cõi thọ tạo.
Tấn sĩ Horstmann đã làm chứng: “Lương tâm khoa học của tôi cấm tôi không tin nơi Đức Chúa Trời” [Quoted by Eric Sauer, The King of the Earth (Grand Rapids. Eerdmans, 1962), p. 154].
Pasteur bày tỏ sự đồng tình: “Chỉ vì tôi đã suy nghĩ sâu cạn, tôi là một người tin Chúa” [Ibid].
Tấn sĩ A. Nueberg đồng ý khi ông nói: “Đức Chúa Trời là gốc của muôn vật, và hễ ai nghĩ tới nhân quả, họ đang nghĩ tới ý chỉ của Đức Chúa Trời” [Ibid].
Ngay cả một người vô tín như Voltaire đã xưng nhận: “Tôi không biết phải nghĩ như thế nào về thế gian. Tôi không thể tin chiếc đồng hồ nầy hiện hữu mà không có thợ chế tạo đồng hồ” [Ibid., p. 155].
Tuy nhiên, có một số người là sinh viên nghiên cứu về sự sáng tạo, nhưng dường như họ không thể nhìn qua bên kia để thấy Đấng Tạo Hoá. Họ nhìn vào sự sáng tạo theo cách người thợ chế tạo kính phân tích gương qua tấm kính của một cánh cửa sổ. Họ chú ý tới bề dày và tình trạng chính xác của nó. Họ quan sát kích thước và chất lượng của kính và khung giá được tạo ra. Nhưng họ thất bại không nhìn qua tấm kính để thấy cái ở đàng sau nó, mục đích thực của tấm kình khi được nhìn qua. [“Một khung cửa sổ bằng kính đang được đặt trước mặt chúng ta. Chúng ta nhướng mắt lên nhìn xem tấm kính; chúng ta để ý tới chất lượng, để ý tới khuyết điểm; chúng ta nghĩ tới kết cấu của nó. Hay chúng ta nhìn xuyên qua nó nhìn thấy quang cảnh đất đai, biển cả, và bầu trời bên trên. Vì vậy có hai cách nhìn xem thế gian. Chúng ta có thể nhìn xem thế gian và và thấy mình bị cuốn hút vào những điều kỳ diệu của thiên nhiên. Đấy là cách khoa học. Hoặc chúng ta có thể nhìn thẳng vào thế gian và thấy Đức Chúa Trời ở đàng sau đó. Đấy là cách của tôn giáo.
“Cách nhìn của khoa học vào thế gian không phải là sai theo cách nhìn vào khung cửa sỗ của xí nghiệp làm kính. Cách nhìn nầy vào mọi sự có sự hữu dụng rất quan trọng của nó. Tuy nhiên, cánh cửa sổ được đặt ở đó không phải để được nhìn xem, mà phải được nhìn qua; và thế gian đã không làm tròn mục đích của nó trừ phi nó cũng được nhìn qua và con mắt không được đặt vào nó mà phải đặt nơi Đức Chúa Trời của nó. Phải, Đức Chúa Trời của nó; vì chính tầm quan trọng của cái nhìn tôn giáo vào mọi sự mà Đức Chúa Trời được nhìn thấy trong đó và trong mọi sự đã diễn ra. Vũ trụ là của Ngài, và trong mọi sự vận hành của nó đều nói tới Ngài, vì nó hiện hữu tùy theo ý chỉ của Ngài” Benjamin B. Warfield, “Some Thoughts on Predestination,” Selected Shorter Writings of Benjamin B. Warfield (Nutley, N.J.. Presbyterian and Reformed Pub. Co., 1970), Vol. I, p. 108].

Đáp ứng của con người đối với sự khải thị thiên nhiên của Đức Chúa Trời

Đáp ứng xứng đáng của con người trước sự khải thị của Đức Chúa Trời đáng phải là sự thờ phượng và công nhận với lòng biết ơn: vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa …” (Rôma 1.21a).
Đáp ứng của con người trước sự khải thị thiên nhiên có ba phần. Thứ nhứt là hành động chối bỏ cụ thể. Con người từ chối không chấp nhận Đức Chúa Trời khi Ngài tự tỏ chính mình Ngài ra. Phaolô  nói cho chúng ta biết trong câu 18 rằng con người: “… dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật”. Họ từ chối không nhận Đức Chúa Trời như Ngài vốn có thực vậy. Chúng ta thường xem nan đề của người theo tà giáo là thiếu khải thị. Có khi chúng ta xem Đức Chúa Trời như đang cầm lại sự khải thị quan trọng về sự cứu rỗi cho kẻ theo tà giáo. Nhưng Phaolô  mô tả kẻ theo tà giáo như đang hạn chế sự khải thị của Đức Chúa Trời trong một cái hộp do họ tạo ra, và đang chất đống cái hộp ấy với tội lỗi của họ. Nan đề của người theo tà giáo không phải là thiếu vắng sự khải thị, mà là sự khải thị bị ém nhẹm đi.
Bất cứ khi nào chúng ta từ chối một lời giải thích về các sự kiện, chúng ta phải nhất thiết  phản đối với kiểu cách chọn một trong hai. Đây đặc biệt là tình huống cho người theo tà giáo. Họ đã từ chối sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài và họ đã thay thế sự khải thị ấy bằng một sự khác. Từ chìa khoá ở đây là ‘đổi’ (các câu 23, 25, 26). Thay vì thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên con người theo chính ảnh tượng của Ngài, họ đã dựng nên các vị thần theo ảnh tượng của họ. Họ đã thờ lạy loài thọ tạo thay vì Đấng Tạo Hoá. Tồi tệ đủ khi cưu mang Đức Chúa Trời trong những giới hạn của con người, nhưng họ còn đi xa hơn điều nầy khi trình bày Đức Chúa Trời theo những giới hạn của các loài dã thú ở trên đất. Người Hy lạp có thần Apollo, người La mã có chim phượng hoàng, người Ai cập có con bò đực, và người  Assyrians có con rắn. Phaolô rút gọn các thứ nầy là ‘các thần’.
Không những người theo tà giáo đổi lẽ thật của Đức Chúa Trời để lấy một lời nói dối, mà họ còn đổi phước hạnh của Đức Chúa Trời về điều khoản của Ngài khi đáp ứng về mặt tình dục trái tự nhiên và phạm sự xấu hổ: “… những người đàn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh tự nhiên, Những người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia …” (Rôma 1.26b-27a). Tôi tin, có ở đây một hậu quả của các sự cố. Sự chối bỏ phần khải thị của Đức Chúa Trời dẫn tới sự thờ lạy hình tượng, và sự thờ lạy hình tượng dẫn tới tình trạng phi đạo đức và sau cùng con người sa vào sự trụy lạc nặng nề nhất có thể nghĩ ra được.
Nếu bạn suy nghĩ về người theo tà giáo là kẻ thờ lạy hình tượng vì người ấy không biết điều chi tốt hơn, Phaolô khẳng định rằng người đó là kẻ thờ lạy hình tượng vì người ấy đã từ chối không chịu học biết tốt hơn, lấp liếm đi phần tự khải thị của Đức Chúa Trời.

Phản ứng của Đức Chúa Trời trước sự loạn nghịch của con người

Chúng ta biết mấy câu nầy trong Rôma chương 1 là một tiểu đoạn nói tới sự phán xét. Phaolô  đang tìm cách thiết lập sự thực là hết thảy mọi người đều xứng đáng với mọi hậu quả của cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sức ép của mấy câu nầy không chủ yếu ở chỗ Đức Chúa Trời sẽ xét đoán người theo tà giáo vì người chối bỏ lẽ thật, nhưng thay vì thế Đức Chúa Trời xét đoán người theo tà giáo vì sự sự loạn nghịch và chối bỏ của người.
Cho nên, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không những nằm ở tương lai; mà nó còn ở trong hiện tại nữa. Con người đối diện với những hậu quả dành cho tội lỗi của họ trong cõi đời đời, mà còn trong hiện tại nữa. Mục đích của Phaolô trong tiểu đoạn nầy không chú nhiều vào chỗ Đức Chúa Trời sẽ hình phạt con người vì cớ họ thờ lạy hình tượng và phi đạo đức, mà chú vào chỗ thờ lạy hình tượng và phi đạo đức bản thân nó là án phạt cho sự chối bỏ phần khải thị thiêng liêng.
Phaolô  viết: Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật (Rôma 1.18).
Nếu từ chìa khoá chỉ ra sự chối bỏ và tội lỗi của người theo tà giáo là “đổi”, cụm từ chìa khoá nói tới sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong hiện tại là “phó họ” (các câu 24, 26, 28). Vì con người đã chối bỏ điều chi là bằng chứng rõ ràng về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã phó họ vào sự thờ lạy hình tượng, phi đạo đức và sự trụy lạc. Khi con người làm theo những điều nầy, họ lãnh lấy những gì họ đáng được.Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô  uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa (Rôma 1.24). “… và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình (Rôma 1.27b).
Ở một phạm vi rộng lớn, sự phán xét của Đức Chúa Trời là nhận lãnh đúng những điều chúng ta mong muốn. Con người chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài và Đức Chúa Trời phó con người vào sự thờ lạy hình tượng. Con người chối bỏ Đức Chúa Trời và các mục đích của Ngài dành cho con người và Đức Chúa Trời phó con người vào chỗ làm điều trái tự nhiên. Không những điều nầy rất rõ ràng trong hiện tại; mà nó còn hiển nhiên trong tương lai nữa.
Trong thời điểm của cơn đại nạn, Đức Chúa Trời sẽ để cho con người làm theo ý của họ. Ngài sẽ dời đi mọi ngăn trở. Nhưng con người sẽ học biết rằng chẳng có một sự vui mừng hay khoái lạc nào khả thi khi mỗi người tìm kiếm khoái lạc của riêng mình với chi phí của người khác. Con người muốn Đức Chúa Trời hãy để cho họ yên; họ chẳng muốn Ngài tể trị chút nào cả. Vì thế Đức Chúa Trời cất bỏ bàn tay tể trị và kềm chế của Ngài đi (Côlôse 1.16-17) và vũ trụ bắt đầu tách rời ra (Mathiơ 24.29). Con người ao ước Đức Chúa Trời để cho họ yên, và Đức Chúa Trời ban cho họ một sự phân rẽ đời đời ra khỏi chính mình Ngài (II Têsalônica 1.9).
Thật là một tư tưởng rất khủng khiếp. Địa ngục tiếp lấy chính xác những gì chúng ta mong muốn. Và ở mặt kia của đồng tiền, chúng ta những Cơ đốc nhân thật biết ơn đối với Cha chúng ta ở trên trời, Ngài đã và sẽ cầm giữ lại điều chi chúng ta cầu xin, vì ích cho chúng ta.
Mục đích của Phaolô đơn giản lắm. Đức Chúa Trời là công bình trong sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Ngài giáng trên kẻ theo tà giáo, vì họ đã chối bỏ phần khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài trong cõi thọ tạo. Bằng chứng về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời được thấy có trong sự thờ lạy hình tượng, phi đạo đức và trụy lạc.

Những nguyên tắc trích ra từ phân đoạn Kinh Thánh nầy

Từ phân đoạn nầy, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc quan trọng không những áp dụng cho người theo tà giáo ở châu Phi, mà cũng áp dụng cho chúng ta nữa.
(1) Đức Chúa Trời là công bình khi xét đoán người theo tà giáo. Phaolô đã minh chứng rằng Đức Chúa Trời là công bình, ngay thẳng trong việc xét đoán người theo tà giáo, vì họ đã chối bỏ phần khải thị của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Phần khải thị mà kẻ theo tà giáo chối bỏ là không đủ để được cứu, mà nó thích đáng cho sự phán xét. Nếu tôi phải xin bạn giúp cho một đồng xu và bạn từ chối, làm sao dám hỏi năm cắc, một đôla, hay 1.000USD? Đáp ứng của chúng ta trước sự khải thị của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên là bằng chứng sự đáp ứng của chúng ta trước bất kỳ một lượng tỏ ra nào. Chúa chúng ta đã phán với người giàu trong Âm phủ, về những người bà con hư mất của ông ta: “… Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy (Luca 16.31).
Đáp ứng của chúng ta trước sự khải thị thiêng liêng tỏ ra tình trạng của lòng chúng ta đối cùng Đức Chúa Trời, và tình trạng của tấm lòng quyết định phần đáp ứng của chúng ta đối với bất kỳ khải tỏ nào mà chúng ta nhận lãnh. Các thầy thông giáo và người Pharisi đã từ chối không chịu tin theo những lời xưng nhận của Chúa chúng ta mặc dù có rất nhiều bằng chứng.
Nhưng còn về người nào đáp ứng tích cực trước phần khải thị  của Đức Chúa Trời trong cõi thiên nhiên thì sao? Chúng ta sẽ đúng khi cho rằng những kẻ mà tấm lòng của họ Đức Chúa Trời mở ra sẽ được ban cho phần khải thị cần thiết về sự cứu rỗi nhờ đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đây đúng là trường hợp với một người như Cọt-nây. Thiên sứ bảo ông rằng: Lời cầu nguyện cùng sự bố thí ngươi đã lên thấu Đức Chúa Trời, và Ngài đã ghi nhớ lấy (Công vụ Các Sứ đồ 10.4b). Vì ông sẵn lòng đáp ứng đối với phần khải tỏ của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã ban cho phần khải thị đầy đủ dẫn tới sự cứu rỗi của Cọt-nây cùng người nhà của ông ta.
Thêm một việc nữa về kẻ theo tà giáo sẽ được trợ giúp cho. Khi Kinh Thánh dạy rằng có những cấp độ hình phạt dành cho kẻ ác, xứng với lượng khải thị mà họ đã nhận lãnh (Luca 12.47-48), vì thế đây là một hành động của ân điển mà Đức Chúa Trời chưa tỏ ra nhiều như Ngài đã tỏ ra cho người theo tà giáo.
Tôi cũng phải nói rằng mặc dù chúng ta quan tâm đến người theo tà giáo ở bên kia đại dương, một người bạn thân của tôi đã nói: “Hãy quan tâm đến người theo tà giáo bên kia bàn ăn hơn là người ở bên kia đại dương”. Nầy bạn tôi ơi, hãy có thêm sự hiểu biết để rồi vì đó mà bạn phải trình sổ với Đức Chúa Trời.
(2) Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi với tội lỗi. Chúng ta thường có thói quen suy nghĩ đến tội lỗi theo những giới hạn say sưa, phi đạo đức và trụy lạc. Bây giờ, tất nhiên đây là tội lỗi, nhưng tội lỗi gốc là tội vô tín. Thường thì tội phi đạo đức và trụy lạc trong thực tế là sự phán xét của Đức Chúa Trời trong hiện tại dành cho sự loạn nghịch của con người nghịch lại chính mình Ngài. Nếu tội vô tín kết quả trong tội phi đạo đức, chúng ta cũng sẽ công nhận rằng tình trạng đạo đức của bất kỳ người nào, bất kỳ dân nào, bất kỳ nước nào sẽ chẳng được cải thiện, sẽ chẳng có phấn hưng và biến đổi nào cả.
(3) Về mặt tôn giáo (hay bất cứ con đường nào khác), con người không hướng thượng mà chỉ hướng hạ. Phác thảo lịch sử của Phaolô về dị giáo là bằng chứng cho thấy rằng tôn giáo của con người đã bị thoái hoá khi họ chối bỏ sự khải tỏ của Đức Chúa Trời.
(4) Sự thờ lạy hình tượng và vô tín là hai người bạn xấu nằm cùng giường. Phaolô chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa vô tín và thờ lạy hình tượng (các câu 21-23). Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đúng khi suy nghĩ rằng thờ lạy hình tượng chỉ được thực thi với những hình tượng bằng đá hay bằng đất sét, vì sự thờ lạy hình tượng, ở trọng tâm của nó, là nặn hình Đức Chúa Trời theo ảnh tượng của chính chúng ta. Thờ lạy hình tượng là tội lỗi vì nó thất bại không thực thi sự công bình trong sự trọn lành của Đức Chúa Trời. Thờ lạy hình tượng mô tả không đúng về Đức Chúa Trời, thường vặn cong bản tánh của Ngài như một hoạ sĩ phim hoạt hình phác hoạ các nhân vật với nhân cách đặc biệt. Nhưng chúng ta vặn cong Đức Chúa Trời với những quan niệm và thần học sai lầm y như chúng ta vặn cong những hình ảnh không còn giống với sự thực nữa. Thần học chỉ là bức tranh bằng lời nói tới Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta sai lầm ở đây, chúng ta là hạng người thờ lạy hình tượng.
Tôi nói như vậy vì tôi thường nghe người ta nói đại loại như sau: “Tôi thích nghĩ tới Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương. Tôi không thể mang lấy loại Đức Chúa Trời nầy để gửi cho ai đang ở địa ngục”. Vì thế chúng ta đã dựng nên Đức Chúa Trời theo chính ảnh tượng của chúng ta, theo các sở thích của chúng ta. Đồng thời, chúng ta xua đi phần khải thị của Đức Chúa Trời trong cõi thọ tạo và trong Kinh Thánh. Hãy tỉnh thức về sự thờ lạy hình tượng theo thần học.
(5) Đồng tính luyến ái là bằng chứng của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tội lỗi. Hết thảy chúng ta đều biết đến các nổ lực mới đây mở rộng suy nghĩ của chúng ta về đồng tính luyến ái. Tồi tệ hơn khi điều nầy lại được thực thi dưới ngọn cờ của Cơ đốc giáo. [Một quyển sách minh hoạ điều nầy sẽ được phát hành năm nay bởi Harper có đề tựa là: Is the Homosexual My Neighbor?(Có phải kẻ đồng tính luyến ái là hàng xóm của tôi không?) Hãy chú ý những lời bình luận trên tờ Christian Newsletter: “Các tác giả xưng đồng tính luyến ái là được phép về mặt đạo đức, thậm chí không bị phê phán, khi gắn bó với một mối quan hệ có tính giao ước, nơi hai người phải trung thành với nhau. Họ nhấn mạnh rằng các hội truyền giáo phải đối xử xứng đáng với vấn đề nầy.
“Trong việc giải thích các phân đoạn Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, các tác giả nắm lấy sự hiểu biết về mặt lịch sử của Hội Thánh về vấn đề nầy. Họ cho rằng: l) tội lỗi của Sôđôm và Gômôrơ không phải là đồng tính luyến ái mà là “thúc đẩy hoạt động tình dục” và không mến khách; 2) huấn thị của người Lêvi nghịch lại tình trạng đồng tính là vô nghĩa giống như những huấn thị nghịch lại việc ăn thịt hoặc mặc vải thô; và 3) Sự nhắc nhở của Phaolô chống lại tình trạng đồng tính là nghịch lại một loại hành vi đồng tính đặc biệt.
“Scanzoni và Mollenkott cho rằng trong khi các mối quan hệ đồng tính có thể không phải là lý tưởng của Đức Chúa Trời, một sự xét nét cần phải được thực thi trong thế giới sa ngã. Họ viết: ‘Các mối quan hệ đồng tính bền chặt có thể nói được đặt trong ý chỉ được phép của Đức Chúa Trời đối với những kẻ bất khả quan hệ tình dục với người khác giới’. Trong khi các kết luận của họ chỉ là: ‘có thể’‘có lẽ’, mục đích của họ là nới lỏng định ý của Tin lành dẫn tới chỗ tình trạng ‘chấp nhận được’”. “Gleanings,” Evangelical Newsletter, Jan. 27, 1978, pp. 2-3]. Trong những giới hạn không chắc chắn, Phaolô đã nhận dạng tình trạng đồng tính là tội lỗi, và cũng đã ám chỉ rằng sự nổi bật của tình trạng đồng tính trong bất kỳ xã hội nào là một dấu chỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự phán xét trong tương lai. Về mặt lịch sử, đây là một dấu chỉ ra sự suy đồi của xã hội.
Khi tôi nghĩ tới vấn đề đồng tính nầy, tôi không thể làm chi được mà chỉ nhớ tới một bức thư gửi cho nhà xuất bản mới đây về vấn đề The Wittenburg Door (Cánh cửa Wittenburg).
Bạn thường ủng hộ lý tưởng của những người Cơ đốc theo thuyết nam nữ bình quyền với một lòng thương xót dành cho họ và sự phấn đấu của họ với Sứ đồ Phaolô. Tôi mong rằng bạn có cùng lòng thương xót ấy dành cho những người nam Cơ đốc mà chúng ta đang tiêu biểu cho. Tình trạng đồng tính có thể là tội lỗi, nhưng Cơ đốc nhân cũng có thể lâm vào tình trạng ấy. Bất cứ hình thái tình dục nào (đồng hay khác giới tính) đều có thể bị lạm dụng, nhưng nó cũng có thể được sử dụng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và phước hạnh của dân sự Đức Chúa Trời. Tôi muốn chia sẻ thêm nếu quí bạn muốn. Tôi chỉ mong rằng bạn có đôi chút thương xót dành cho những người đang vật vả với Phaolô và người nào kính mến Đức Chúa Jêsus Christ. [“Letters,” The Wittenburg Door, April-May 1977, p. 6].
Đâu là vấn đề cơ bản ở đây? Cũng y như với phong trào nam nữ bình quyền vậy. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đáp ứng với Lời Đức Chúa Trời được cảm thúc, không sai sót, có uy quyền. Sự phấn đấu của họ không phải với một mình Phaolô; mà là với Lời của Đức Chúa Trời. Sự chối bỏ Lời của Ngài mở ra cánh cửa cho từng loại tội ác. Có người đã đi quá xa trong sự dạy dỗ rằng từ khi đồng tính là sự tỏ ra cơn phán xét của Đức Chúa Trời, đồng tính nằm ở bên kia hy vọng. Điều nầy không tương xứng với những gì Phaolô  đã viết ở những chỗ khác.
“Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình: phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm giáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi” (I Côrinhtô  6.9-11, phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự việc ghê gớm và bất nhân nhất chúng ta có thể làm cho kẻ đồng tính là chối bỏ vấn đề của người ấy là một vấn đề của tội lỗi. Y khoa và tâm thần học chẳng có một hy vọng gì dành cho tình trạng đồng tính luyến ái. Nhưng Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết để chúng ta được tự do ra khỏi tội lỗi. Nếu tình trạng đồng tính là tội lỗi, vậy thì, hỡi bạn tôi, có một giải pháp chắc chắn rồi đấy. [“Trong câu 26, Phaolô  nói tới tình trạng đồng tính là một “tình dục xấu hổ”, trong câu 27, là “phạm sự xấu hổ”“lòng hư xấu” trong câu 28, hành động bất xứng của một “tâm trí bị hư hoại” và trong câu 32, tuyên bố nó là “đáng chết”. Một người không phải là đồng tính hợp pháp chẳng khác gì hơn một kẻ tà dâm hợp pháp. Đồng tính không bị xem là một thể trạng, mà là một hành động. Nó bị coi là hành động tội lỗi có thể trở thành một phương thức sống. Hành vi đồng tính, giống như hành vi tà dâm, là lý do để gọi một người là đồng tính (tất nhiên một người có thể phạm vào tội đồng tính ở trong lòng, giống như một người có thể phạm tội tà dâm ở trong lòng. Người ấy có thể tà dâm với một người nam ở trong lòng hay tà dâm với một người nữ). Nhưng vì tình trạng đồng tính, giống như tội tà dâm, bị coi là hành vi trong đó con người với bản tánh tội lỗi có khuynh hướng đi phiêu bạt, đồng tính có thể được tha thứ trong Đấng Christ. Một số người đồng tính đã mất đi hy vọng vì tình trạng miễn cưỡng của những nhà tư vấn Cơ đốc không mô tả đồng tính là tội lỗi” Quote by Jay E. Adams, Competent to Counsel (Grand Rapids. Baker Book House, 1970), p. 139].
(6) Một suy luận về những đứa trẻ ngã chết. Có trong các chương đầu tiên nầy của sách Rôma một suy luận về những đứa trẻ ngã chết trước khi chúng đối diện với những lời xưng nhận của Đấng Christ. Trong mỗi trường hợp, sứ đồ Phaolô nương theo sự công bình của Đức Chúa Trời trong việc xét đoán tội nhân vì người ấy (nam hay nữ) đã có một khải tỏ nào đó và đã chối bỏ. Tôi muốn hiểu, qua sự suy luận, rằng đứa trẻ nào chưa có một khải tỏ nào về Đức Chúa Trời hay khả năng lý luận đáp ứng lại với khải tỏ đó sẽ không ngã chết dưới sự xét đoán của Đức Chúa Trời. Với cơ bản của Rôma 5, tôi hiểu những đứa trẻ và những kẻ khờ dại đều được che phủ bởi huyết của Đấng Christ. Chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời là Đấng giàu ơn và đầy lòng thương xót, một Đức Chúa Trời hay thương xót.
Chẳng có một thắc mắc nào về điều nầy trong tâm trí của Phaolô ; thậm chí kẻ theo dị giáo dốt nát bị coi là tội lỗi khi chối bỏ Đức Chúa Trời và sự khải rỏ của Ngài trong cõi thọ tạo. Nếu người không thể chữa mình được, chúng ta sẽ chẳng thể chữa mình được, và Phaolô sẽ nói rõ điều nầy ở tiểu đoạn Kinh Thánh kế tiếp đây.




Rôma 2: "NGƯỜI DO THÁI KHÔNG THỂ CHỮA MÌNH ĐƯỢC"


Người Do thái không thể chữa mình được 

Phần giới thiệu

Khi tôi còn nhỏ trong một trường mẫu giáo, tôi có kinh nghiệm đặc biệt khi đến một ngôi trường mà cha tôi là một giáo viên ở đó. Tôi nghĩ trong ánh mắt của mấy đứa bạn cùng lớp có thể nhận ra được tôi là một điều gì đó cao siêu lắm. Mấy đứa bạn học chắc không dám đánh tôi, dù là tôi đáng bị đánh, vì chúng sợ đối diện với cơn giận của cha tôi.
Ít nhất là trong tâm trí tôi, có những lúc khi cha tôi là một giáo sư, điều nầy cung ứng cho tôi một loại lợi thế đối với các vị giáo sư khác. Một số trong họ đều là bạn thân của cha tôi và nhờ đó tôi biết họ trên cơ sở tên tuổi, ít nhất là vậy cho tới chừng nào tôi được họ đứng dạy ở lớp.
Một lần nữa tôi biết rõ các vị giáo sư đều là con người và thậm chí họ cũng có đôi điều yếu đuối. Tôi nhớ có gặp một phụ nữ hãy còn trẻ, là một giáo viên trong năm dạy đầu tiên của cô ấy. Cô là giáo viên tập sự. Không may, tôi chưa đủ khôn hay tư cách để làm phụ tá cho cô ấy, và thực vậy, là đầu sỏ trong việc làm cho cô ấy phải bối rối mà thôi. Một vài năm sau tôi có cơ hội phải quay về lại thị trấn quê hương và cha tôi đứng lớp với một vài cựu giáo sư. Họ nói cho tôi biết cứ mỗi giờ ăn trưa họ sẽ chuẩn bị cho cô ấy về mặt tình cảm để đối mặt với tôi trong khoảng thời gian hầu đến. Tôi e người phụ nữ đáng thương nầy sẽ bỏ nghề dạy học, khi gặp phải ảnh hưởng của tôi.
Nhưng một bài học mà tôi đã tiếp thu rất mau chóng về việc làm con của một vị giáo sư; điều nầy không gây ấn tượng cho cha tôi. Một người bạn và tôi đã được chọn làm người điều khiển máy chiếu cho ngôi trường của chúng tôi, công việc nầy có thể giúp chúng tôi di động tự do khắp cả trường. Có một việc chúng tôi không dự tính làm là ở trong cánh gà của trường. Ngày nọ, chúng tôi quyết định phải làm việc ấy và cùng nhau chạy xuống hành lang. Tôi mau chóng nhảy vào một góc rồi đụng phải viên giám thị cùng chiếc xe chỉ để chạy tới gần cha tôi mà thôi. Ngay khi ấy tôi mới hay rằng cha tôi chẳng có ấn tượng với sự thực tôi là con của ông ấy. Tôi có thể đoan chắc với bạn là hình phạt của tôi sẽ nhận được gấp bảy lần so với bất cứ học sinh nào khác. Thực vậy, cha tôi nghĩ rằng là con của ông ấy tôi cần phải làm cho ông ấy được tôn kính nhiều hơn các học sinh khác.
Người Do thái đã sai lầm khi lạm dụng thân thế đặc biệt của họ là một dân giống như tôi vậy. Họ tưởng rằng địa vị được ơn của họ khiến cho họ được miễn trừ đối với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Họ tưởng sự cứu rỗi đời đời của họ là chắc chắn, chỉ căn cứ trên cơ sở quốc tịch của họ, vì họ là dòng dõi của Ápraham.
Đọc Rôma 1 sẽ không làm cho người Do thái phải bối rối; chương ấy làm cho họ vui sướng lắm. Họ thích thú tư tưởng của người theo tà giáo, lãnh lấy sự công bình của mình rồi ở trong cõi đời đời không có Đức Chúa Trời. Điều nầy sẽ không bao giờ xảy ra cho người Do thái cho tới chừng quá trễ trong chương 1, Phaolô đang gài một cái bẫy cho hạng độc giả người Do thái tự mãn thiển cận của ông.
Phải, người theo tà giáo xứng đáng lãnh lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, vì họ đã phạm tội chối bỏ và ém kín sự khải thị của Đức Chúa Trời bằng chứng hiển nhiên trong cõi thọ tạo (Rôma 1.18-20). Sự khải thị nầy chưa đủ để được cứu, nhưng nó đủ để xét đoán. Bởi việc chối bỏ sự khải thị về quyền phép đời đời và thần tánh của Đức Chúa Trời, người theo tà giáo đã tỏ ra tình trạng của tấm lòng họ đối cùng Đức Chúa Trời. Và tình trạng của tấm lòng quyết định đáp ứng của chúng ta đối với bất cứ cấp độ khải thị nào.
Tình trạng hiện tại của con người như đã được mô tả ở các câu 29-31 không những là kết quả của sự chối bỏ Đức Chúa Trời của cá nhân họ, mà còn là một sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tất cả nhân loại vì từ thời điểm sa ngã của con người, con người đã chối bỏ sự tự khải thị của Đức Chúa Trời rồi đổi sự khải thị ấy để lấy phần đánh giá riêng của họ về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã phó con người cho những cảm xúc tội lỗi của chính họ. Vì thế con người là sản phẩm của sự chối bỏ các tổ phụ của họ cũng như đáp ứng riêng của họ đối với sự tự khải thị của Đức Chúa Trời  (Rôma 1.21-28).
Trong 16 câu đầu tiên của chương 2, Phaolô  không liệt kê ra đối thủ của ông, mà thiết lập các nguyên tắc của sự phán xét thiêng liêng bởi đó người Do thái bị xét đoán cách rõ ràng. Ở các câu 17-29 người Do thái đứng dưới ánh đèn pha phán xét của Đức Chúa Trời và được thấy là phạm tội.

Các nguyên tắc của sự phán xét thiêng liêng (2.1-16)

Như chúng ta có thể phân biệt dễ dàng, Phaolô không chỉ ngón tay tức khắc vào người Do thái là đối tượng chú ý của ông. Nhưng rõ ràng là ở câu 17 đây là mục đích của ông ngay từ lúc bắt đầu của chương nầy. Có người hiểu 16 câu đầu tiên của chương hai như nhắm thẳng vào nhà đạo đức học dân Ngoại. Đây không phải là trường hợp đâu, vì Phaolô chỉ tiếp tục đặt ra nền tảng cho những lời tố cáo của ông ở phần cuối của tiểu đoạn nầy nhắm vào sự xét đoán. Các câu 1-16 cung ứng một nền tảng cho việc đánh giá sự công bình của người Do thái. Chúng ta sẽ tập trung vào 5 nguyên tắc của sự phán xét thiêng liêng vì bởi 5 tiêu chuẩn nầy sự công bình của người Do thái sẽ được định liệu.
(1) Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với loài người căn cứ theo các tiêu chuẩn riêng của chúng ta  (Rôma 2.1). Người Do thái sốt sắng bằng lòng xét đoán các dân Ngoại. Thậm chí họ rất thích thú trong sự xét đoán ấy nữa. Người Do thái vui thích khoác lấy ngai của sự xét đoán. Họ công bố dân Ngoại là phạm tội xứng với cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời. Họ kết án dân Ngoại phải chịu hình khổ cho đến đời đời. Ở chỗ nầy người Do thái đã tự xét đoán mình rồi, vì họ tự đặt mình dưới những tiêu chuẩn riêng của họ. Chúa chúng ta dạy: Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét. Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy (Mathiơ  7.1, 2).
Bởi điều nầy, Chúa chúng ta có ý nói rằng khi chúng ta tự đặt mình trên kẻ khác giống như quan án của họ, chúng ta đã tự đặt mình dưới cùng tiêu chuẩn xét đoán ấy. Trong thời buổi xử thế theo địa vị và tương đối của chúng ta, có người nói cho chúng ta biết rằng họ không cảm thấy phạm tội tà dâm hay ăn cắp là sai trái. Chúng ta có thể rộng rãi dùng lý trí đối với cách xử sự của chính chúng ta, nhưng nếu chúng ta khăng khăng như thế thì chúng ta phải nhất trí chấp nhận cho người khác lấy cắp của chúng ta hoặc vi phạm sự thánh khiết của mối hôn nhân chúng ta có.
Đức Chúa Trời không chiều theo những tiêu chuẩn chúng ta đặt cho bản thân mình giống như các tiêu chuẩn chúng ta đặt ra cho người khác đâu. Chính bởi những tiêu chuẩn nầy khiến cho chính chúng ta phải chịu lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời. Rất ít người trong chúng ta muốn bị xét đoán bởi các tiêu chuẩn nầy, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết đây là trường hợp.
Khi người Do thái sốt sắng xét đoán các dân Ngoại, họ phải kể chính những tiêu chuẩn ấy cho bản thân họ. Nói ngắn gọn, Phaolô sẽ gánh lấy các tiêu chuẩn nầy.
(2) Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với con người là tùy theo việc làm của họ (Rôma 2.5-11). Hết thảy chúng ta sẽ thích chịu xét đoán phù hợp với những gì chúng ta xưng nhận hơn là những gì chúng ta làm. Có một thế giới khác biệt giữa những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm. Nếu có bất kỳ một sự hồ nghi nào trong lý trí của bạn, chỉ cần hỏi con cái của bạn thôi. Người Do thái rất thích bị xét đoán bằng những câu nói theo đạo lý của họ; thực vậy, đấy là những gì họ đã nương cậy vào.
Hơn nữa, người Do thái mong bị xét đoán theo địa vị của họ là dòng dõi của Ápraham. Họ tưởng rằng là dòng dõi của Ápraham thì mọi sự có cần là được vào trong Nước Thiên Đàng.
Phaolô đã phá vỡ những sự trông mong giả dối của hạng độc giả Do thái của ông khi ông viết:
Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm: ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời; còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ. Sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác, trước cho người Giu-đa, sau cho người Gờ-réc; nhưng vinh hiển, tôn trọng, cùng sự bình an cho mọi người làm lành, trước cho người Giu-đa, sau cho người Gờ-réc. Vì trước mặt Đức Chúa Trời, chẳng vị nể ai đâu” (Rôma 2.5-11).
Nhưng với mọi sự nhấn mạnh trong Kinh Thánh về đức tin, tại sao một người bị xét đoán tùy theo các việc họ làm chứ? Dù người ta được cứu trên cơ sở đức tin, họ bị xét đoán trên cơ sở các việc họ làm. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy (Khải huyền 20.12).
Bạn thấy đấy, khi một người nam hay một người nữ chối bỏ sự công bình mà Đức Chúa Trời đã chu cấp như một ơn rời rộng trong Đức Chúa Jêsus Christ, người ấy, quả thực, đang chọn thiết lập sự công bình riêng của mình, và điều nầy sẽ bị xét đoán chỉ trên cơ sở bề ngoài. Vì vậy Phaolô thiết lập một nguyên tắc căn cứ vào sự xét đoán quyết rằng sự công bình của một người được đánh giá bởi những việc làm của người ấy.
Chúng ta sẽ nói trong sự nhất trí với Giacơ, sự đánh giá đức tin của một người chiếu theo các việc làm của người ấy. Như Giacơ đã viết: “…đức tin không có việc làm là vô ích (Giacơ 2.20b). Sự chơn thật của đức tin chúng ta được tỏ ra bởi tính chất các việc làm của chúng ta. Cũng vậy, một người bị xét đoán tùy theo các việc làm của người. Nguyên tắc thứ hai về sự xét đoán con người, ấy là con người bị xét đoán tùy theo các việc làm của họ.
(3) Sự phán xét của Đức Chúa Trời căn cứ theo sự tỏ ra chúng ta đang có (Rôma 2.12). Nếu sự xét đoán của Đức Chúa Trời là công bằng, thì nó phải chiếu theo số lượng khải thị mà một người có. Sự khải thị sẵn có cho người theo tà giáo rất hiển nhiên trong cõi thọ tạo, làm chứng cho quyền phép và bổn tánh thiêng liêng đời đời của Đức Chúa Trời (1.20). Mặt khác, người Do thái có Cựu Ước là sự khải thị thành văn. Không những bổn tánh của Đức Chúa Trời đã được mô tả, mà những đòi hỏi của Ngài về mặt đạo đức cũng đã được liệt kê ra rồi, và con đường cứu rỗi đã được công bố. Đức Chúa Trời xét đoán từng người tùy theo những gì người ấy biết rõ về sự khải tỏ thiêng liêng: Phàm những kẻ không luật pháp mà phạm tội, cũng sẽ không luật pháp mà hư mất; còn những kẻ có luật pháp mà phạm tội, thì sẽ bị luật pháp đoán xét (Rôma 2.12).
(4) Sự  Đức Chúa Trời phán xét con người là công bằng (Rôma 2.3, 11). Không cứ cách nào thì người Do thái đã có điều nầy trong lý trí, họ cho rằng Đức Chúa Trời hay thiên vị. Người Do thái tưởng Ngài có một góc trong siêu thị khi đến mức phải cứu rỗi. Phaolô  tuyên bố rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời là công bằng và người Do thái không nên trông đợi một cách đối xử đặc biệt.
“Hỡi người đoán xét kẻ phạm những việc dường ấy mà mình cũng phạm kia, vậy ngươi tưởng rằng chính mình ngươi sẽ tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời sao?” (Rôma 2.3).
“Vì trước mặt Đức Chúa Trời, chẳng vị nể ai đâu” (Rôma 2.11).
Đức Chúa Trời không hề thiên vị; sự thực cho thấy rằng ai là người Do thái sẽ chẳng có tác động gì đới với sự kết án của Đức Chúa Trời. Chẳng một người nào vào trong thiên đàng vì Ápraham là tổ phụ của người ấy, không ai bị giữ ở ngoài vì người không phải là dòng dõi của Ápraham. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là công bằng.
(5) Sự phán xét của Đức Chúa Trời không nhầm lẫn với sự nhơn từ, nhịn nhục khoan dung của Ngài  (Rôma 2.4-5). Trong khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời rất là rõ ràng giáng trên dân Ngoại theo tà giáo (Rôma 1.17, 27), người Do thái có thể bị cám dỗ mà hiểu lầm rằng sẽ không có sự phán xét tức thời giáng trên người Do thái. Việc chưa phán xét tức thì dành cho tội lỗi không nên hiểu là Đức Chúa Trời bỏ qua tội lỗi của tuyển dân Ngài. Đức Chúa Trời không nhìn xem tội lỗi của người Do thái, rồi lắc đầu, và phán:  “Trẻ con vẫn chỉ là con trẻ” đâu.
Sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời bị chậm trễ vì ơn thương xót và nhịn nhục của Đức Chúa Trời. Sự trì hoãn là để ban cho loài người cơ hội để ăn năn, chớ không phải khích lệ họ cứ giữ việc phạm tội đâu. Thất bại không chịu ăn năn là hất bỏ ơn thương xót của Đức Chúa Trời và chất chứa cho mình sự phán xét ngày sau.
“Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao. Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời” (Rôma 2.4-5).
Cho nên, đây là các nguyên tắc quản trị sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên con loài người, và đây là những tiêu chuẩn bởi đó người Do thái cũng như dân Ngoại, sẽ bị đánh giá. Ở các câu 17-29, Phaolô áp dụng các tiêu chuẩn nầy và thấy người Do thái phạm tội tương đương với các dân Ngoại ở trước mặt Đức Chúa Trời.

Người Do thái được thấy là tội lỗi (2.17-29)

Phaolô đề ra những câu cuối cùng nầy của chương 2 để chỉ ra mọi sự mà người Do thái đã nương theo để đạt sự công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời. Ông chỉ ra rằng những điều nầy chứng minh chẳng có một điều chi cung ứng sự công bình, thay vì thế lại trở làm cái thớt cối đeo trên cổ họ, làm cho họ ra phạm tội hơn những kẻ theo tà giáo mà họ sốt sắng xét đoán.
(1) Người Do thái và luật pháp (Rôma 2.17-24). Nếu có một việc mà người Do thái nhắm vào để mà tự hào, ấy chính là cơ nghiệp Luật pháp của họ. Luật pháp nầy đã được trao cho người Do thái, qua người Do thái. Luật pháp ấy được dành giữ và được chuyển giao bởi người Do thái. Người Do thái cảm thấy rằng cơ nghiệp Luật pháp thiết lập ra sự công bình.
Các câu 17-20 nhận rằng người Do thái không những sở hữu Luật pháp, mà còn hiểu rõ luật ấy cách đầy đủ đến nỗi họ có thể truyền đạt luật pháp ấy cho nhiều người khác. Tuy nhiên, sự công bình của một người không kết quả từ chỗ sở hữu luật pháp; sự công bình ấy đến từ việc thực thi Luật pháp. Vì vậy Phaolô  xây tấm bảng về hướng khán thính giả của ông khi ông viết: vậy ngươi dạy dỗ kẻ khác mà không dạy dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn cắp, mà ngươi ăn cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà dâm, mà ngươi phạm tội tà dâm! Ngươi gớm ghét hình tượng mà cướp lấy đồ vật của hình tượng! (Rôma 2.21-22).
Luật pháp đề ra những tiêu chuẩn công bình cho loài người. Chỉ sở hữu Luật pháp ấy không làm cho con người ra công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời. Là người canh giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời thực sự là một đặc ân rất lớn, nhưng Phaolô nhắc cho người Do thái nhớ rằng với đặc ân nầy cũng đến với trách nhiệm hiểu biết càng thêm nữa.
Sự kiêu ngạo của người Do thái về Luật pháp được thấy là bịnh hoạn lắm, vì họ không tuân giữ những đòi hỏi của luật pháp. Không những họ đã thất bại không sống bởi Luật pháp, họ đã thất bại không sống cách công bình ở trước mặt các dân Ngoại nữa. Họ mau mắn xét đoán các dân Ngoại, lại chậm xưng nhận rằng vì cớ tình trạng tội lỗi và sự loạn nghịch của họ danh của Đức Chúa Trời đã bị nói phạm giữa vòng các dân Ngoại (Rôma 2.24).
Phần trưng dẫn nầy từ Êsai 52.5 là một tham khảo đến sự thực trong suốt cuộc lưu đày qua Babylôn của người Do thái, sự nhục nhã của quốc gia Israel, làm cho dân Ngoại chế giễu Đức Chúa Trời của họ. Đấng mà họ tưởng đến lại chẳng có khả năng giải phóng dân sự của Ngài. Phần ứng dụng cho tình trạng hiện tại của Israel là tương tự thế. Sự loạn nghịch của Israel chống lại Đức Chúa Trời một lần nữa đem lại bàn tay kỷ luật của Đức Chúa Trời đến với tầm cỡ người Do thái và Đức Chúa Trời của họ đã bị xem nhẹ, thậm chí một sự chế giễu giữa vòng các nước nữa. Israel phải đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, nhưng sự loạn nghịch của Israel và sự trừng phạt đã biến họ thành một sự chế giễu. Danh của Đức Chúa Trời, là danh mà dân Do thái đánh giá rất cao đến nỗi họ chẳng dám nói ra danh ấy, là một ngạn ngữ giữa vòng dân Ngoại vì cớ tội lỗi của Israel.
(2) Người Do thái và phép cắt bì (Rôma 2.25-27). Có nhiều người qua lịch sử của nhân loại họ đã xem tôn giáo là vấn đề chính cho lễ nghi và nghi thức. Nghi thức trên đó người Do thái đặt chỗ đứng của họ trước mặt Đức Chúa Trời là phép cắt bì. Nghi thức nầy đã được Phaolô bàn bạc rất đầy đủ trong chương 4, còn ở đây Phaolô đánh dấu phép cắt bì là một hành động ở bên ngoài làm đặc trưng thực tại ở bên trong. Nghi thức chẳng có một giá trị gì hết nếu không có thực tại.
Phép cắt bì là dấu cho giao ước Cũ giữa Đức Chúa Trời và tuyển dân của Ngài. Các bổn phận trong giao ước của người Do thái đã được luật pháp kê ra trước rồi. Nhưng khi thất bại không tuân giữ luật pháp, người Do thái bày ra sự họ chối bỏ giao ước, rồi vì thế nghi thức cắt bì là một việc làm vô nghĩa. Giống như một người kia mặc lấy áo cưới khi thực hiện giao ước thành hôn với cô dâu của mình. Bản thân chiếc nhẫn chẳng là gì hết mà chỉ là một biểu tượng. Nó có giá trị rất lớn nếu các lời thề được tuân giữ, nhưng nó là một sự giả vờ trống rỗng nếu các lời thề bị vi phạm và bị gạt bỏ ra ngoài.
Giống như một người thành hôn mà không có sự hiện diện của chiếc nhẫn, cũng một thể ấy người ta có thể ở trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời mà không có phép cắt bì vậy. Bất kỳ người dân Ngoại nào có thể tuân giữ mọi đòi hỏi của Luật pháp sẽ được kể là người đã nhận lãnh nghi thức cắt bì vì thực tế có mặt mà không có biểu tượng. Nhưng biểu tượng tách ra khỏi thực tại thì chẳng có giá trị gì hết.
(3) Sự thuộc linh đối với hình thức bề ngoài (Rôma 2.28-29). Toàn bộ vấn đề với người Do thái có thể được tóm tắt lại bằng những giới hạn thuộc linh và bề ngoài. Người Do thái đã nương vào những sự ở bề ngoài để kiếm chỗ đứng công bình của họ ở trước mặt Đức Chúa Trời. Họ nương vào mối quan hệ theo phần xác với Ápraham, về cơ nghiệp luật pháp và về cách thực hành mọi nghi thức như phép cắt bì chẳng hạn. Nhưng Đức Chúa Trời không xét đoán trên cơ sở những sự ở bề ngoài. Sự công bình là một vấn đề của tấm lòng. Như Chúa chúng ta đã phán với những người Do thái tự xưng công bình trong thời của Ngài:Vậy, Ngài phán: Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm dơ dáy người! Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng (Mác 7.20-22).

Phần ứng dụng

Quí bạn của tôi ơi, bạn đang nương vào điều gì để có chỗ đứng công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời? Khi bạn đứng trước mặt Ngài, bạn muốn qua cõi đời đời trong thiên đàng của Ngài trên cơ sở nào?
Bằng cách tuân giữ một bộ luật đạo đức chăng? Bạn sẽ thất bại đấy! Loại công bình cần thiết để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là sự công bình trọn vẹn. Nếu bạn cố gắng tuân giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời, bạn phải giữ luật pháp ấy theo từng chi tiết hoặc bạn hoàn toàn thất bại (Giacơ 2.10). Có phải bạn có tiêu chuẩn công bình nào khác không? Bạn sẽ không tiếp tục mãi với tiêu chuẩn ấy đâu, vì không ai trong chúng ta có thể sống bằng các tiêu chuẩn mà chúng ta đặt ra cho người khác.
Có phải bạn đang tin theo một số nghi thức để kiếm được chỗ đứng phải lẽ trước mặt Đức Chúa Trời không? Hết thảy chúng đều vô nghĩa chẳng có sự công bình ở bên trong, tỏ ra bởi các việc làm của chúng ta. Bạn đã chịu phép báptêm chưa? Như một người bạn của tôi nói: “Bạn có thể chịu phép báptêm cho tới chừng nào bầy nòng nọc nhìn biết số An Sinh Xã Hội”. Phép ấy không hề đưa bạn vào thiên đàng đâu! Có phải bạn đã rửa tội, dự lễ kiên tín, chịu cắt bì, được phong thánh chăng? Không một nghi thức nào trong số nầy sẽ đưa bạn đến gần thiên đàng được một cm. Địa vị thuộc viên Hội Thánh, dự tiệc thánh, hết thảy những điều nầy đều có ích nếu bởi đức tin chúng làm biểu tượng cho mối quan hệ của bạn đối với Đức Chúa Jêsus Christ.
Quí bạn tôi ơi, nếu người Do thái với hết lòng tuy sốt sắng nhưng sai lệch của mình không thể được xưng công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời, thì tôi và bạn cũng vậy thôi. Sứ điệp Tin lành, những tin tức tốt lành, là những điều bạn và tôi không bao giờ kiếm được, Đức Chúa Trời đã cung ứng như một tặng phẩm. Nếu bạn đã đạt tới mức mà ở đó bạn công nhận rằng bạn chẳng có gì để tiến cử với Đức Chúa Trời, không có gì xứng đáng với sự đời đời của bạn trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khi ấy hãy tiếp nhận sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin. Hãy tin cậy nơi sự hy sinh của Ngài trong chỗ của bạn, và tin cậy vào sự công bình của Ngài trong chỗ của bạn, thì bạn sẽ được sự sống đời đời.
Có một lời cảnh cáo đặc biệt liên quan trong phân đoạn Kinh Thánh nầy cho những ai trong chúng ta đã bị phơi ra trong sự dạy của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời chẳng quan tâm đến những gì chúng ta biết về giáo lý cũng như Ngài chẳng quan tâm với những gì chúng ta đang làm với những gì chúng ta biết. Chúng ta không nên tự đắc về tri thức chúng ta đang có rồi nhìn người khác kém thuộc linh dọc theo sóng mũi thuộc linh của chúng ta, giống như người Do thái, bị Đức Chúa Trời xem là tội lỗi.
Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều (Mathiơ  7.24-27).





Rôma 3: "TIN TỨC XẤU, TIN TỨC TỐT"


Tin tức xấu, tin tức tốt

Phần giới thiệu

Tôi có một người bạn, ông ấy hay nói: “Tôi đã nhận được một số tin xấu và một số tin tốt đây. Tin tốt, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ sẽ trở lại với đất. Bạn ơi, còn tin xấu là: Ngài làm bộ đấy!”
Giờ đây, sứ đồ Phaolô đã không sử dụng thành ngữ ‘tin tốt, tin xấu’ trong thời của chúng ta ở Rôma 3, thế nhưng chương nầy chắc chắn được mô tả như đang chứa một số tin tốt và một số tin xấu. Tin xấu không được giới thiệu trong chương 3, mà trong chương 1. Tin xấu, ấy là ai nấy đều thất bại không thoả mãn được mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời về sự công bình, rồi vì vậy, mọi người đều phải gánh chịu sự phán xét của Chúa. Ở chương 3, Phaolô kết luận rất mạnh mẽ phần bàn bạc của ông, ông nói rằng chẳng ai có thể thoả mãn được mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời, tóm tắt và đặt trường hợp ông nói vào các câu 9-20.
Không giống với các bản tin mà chúng ta đã đọc và xem trên vô tuyến truyền hình, có một mặt rất tích cực. Mặc dù con người không thể tạo ra sự công bình đủ để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã cung ứng một sự công bình sẵn có cho mọi người trên cơ sở đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là những tin tức tốt lành của Tin Lành mà Phaolô  giới thiệu trong nửa phần sau của chương 3. Vì thế, trong chương nầy chúng ta chuyển từ những tin xấu về sự phán xét sang các tin tốt nói tới sự xưng công bình.

Những vấn đề đã được trả lời (3.1-8)

Trước khi Phaolô hạ xuống bức màn sau cùng trong phần giới thiệu của ông về tình trạng tội lỗi của con người, ông xử lý với hai vấn đề mà các đối thủ người Do thái có thể dấy lên. Một, xử lý với các đặc ân của người Do thái; phần kia xử lý với sự công bình của Đức Chúa Trời trong việc xét đoán người Do thái.
Các đối tượng người Do thái đang nằm ở tư thế nầy trong sự bàn luận của Phaolô: “Từ những gì ông đã nói trong chương hai, Phaolô ơi, chẳng có ích gì thực tiễn cho người Do thái cả”. Chúng ta phải trông đợi Phaolô trả lời “đúng thế” cho vấn đề nầy. Đặc biệt là như thế nếu chúng ta tán thành thần học giao ước [covenant theology], là môn học không thích phân biệt giữa Israel và Hội Thánh. Nếu Israel và Hội Thánh được nối kết đời đời trong một thực thể, và nếu tất cả lời hứa của Đức Chúa Trời cho Israel được ‘ứng nghiệm về mặt thuộc linh’ trong Hội Thánh, Phaolô  gần như phải đồng ý rằng Do thái giáo chẳng cung ứng ích lợi gì cho người Do thái nữa.
Sẽ là không thoả đáng cho Phaolô khi cho rằng trở thành một người Do thái sẽ là một đặc ân vì họ trước kia là những người canh giữ sự khải thị của Đức Chúa Trời. Vậy thì đâu là lợi ích cho người Do thái trong lúc bây giờ? Lợi thế của việc trở thành một người Do thái, ấy là Đức Chúa Trời vẫn có những lời hứa, tuy chưa ứng nghiệm, cho quốc gia Do thái và chúng sẽ được hoàn thành theo từng chữ một. Chúng ta nhìn thấy điều nầy với đầy đủ chi tiết hơn trong Rôma chương 11.
Vì thế, người Do thái đã được giao trách nhiệm với sự khải thị thiêng liêng, một số trong đó đã được ứng nghiệm, nhưng phần nhiều trong số đó vẫn còn sắp xảy đến. Dù vậy, trong chính những lời hứa chưa được ứng nghiệm nầy, người Do thái phải để vào lòng.
Những lời hứa nầy bảo đảm như thế nào, đặc biệt với nhận định về sự bất trung của Israel? Chúng ta hãy đối diện với vấn đề nầy, Israel đã từ chối Đấng Mêsi của họ nơi lần đến đầu tiên của Ngài. Họ đã kết án tử hình Ngài. Sự chối bỏ và sự vô tín như thế không làm vô hiệu các lời hứa còn ở tương lai sao (câu 3)? Không đâu, vì Đức Chúa Trời cần phải thành thực đối với chính mình Ngài, cho dù mỗi con người là kẻ nói dối. Đức Chúa Trời phải thành tín, cho dù mỗi con người là bất trung (các câu 4-5). Cho nên người Do thái thật có thể khoe về các ơn phước trong tương lai của Đức Chúa Trời giáng trên dân Israel và có thể tin cậy vào sự thành tín của Đức Chúa Trời, tình trạng tội lỗi của con người sẽ không có tác động gì cả.

Nếu Tội Lỗi Của Con Người Làm Vinh Hiển Cho Đức Chúa Trời, Tại Sao Đức Chúa Trời Lại Trừng Phạt Con Người? (3.5-8)

Nếu tội lỗi của con người cung ứng cơ sở làm bật lên sự công bình của Đức Chúa Trời, thế thì Đức Chúa Trời được tôn vinh và được vinh hiển bởi tội lỗi của con người. Điều nầy là thực, như tác giả Thi thiên đã viết: “… Cơn giận loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa (Thi thiên 76.10a).
Phaolô khép nép nơi phần đề nghị tư tưởng khá lạ lùng nầy, song lại biết rõ đây chính là tâm ý của đối thủ mình. Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại hình phạt tôi vì cớ tội lỗi tôi, khi thực sự tôi đang làm cho vinh quang Ngài soi toả ra?Song nếu sự không công bình của chúng ta tỏ ra sự công bình của Đức Chúa Trời, thì sẽ nói làm sao? Khi Đức Chúa Trời giáng cơn giận thì Ngài không công bình sao? (Tôi nói như cách người ta nói) (Rôma 3.5).
Phaolô mau chóng lướt qua lối suy nghĩ ảo tưởng nầy. Người Do thái đã nhất trí với sự tận tụy của họ về sự thực Đức Chúa Trời sẽ phán xét tội lỗi của dân Ngoại. Phaolô đưa đối thủ của ông đến với phần kết luận bất hợp lý trong chỗ tự biện bằng cách chỉ ra rằng nếu Đức Chúa Trời phải noi theo nguyên tắc nầy, Ngài sẽ chẳng xét đoán ai hết, thậm chí cả dân Ngoại. Và không một người Do thái nào bằng lòng đi xa như vậy hết. Có nhiều lý do khác Phaolô có thể tiếp tục diễn giải, nhưng lý do nầy là đủ để làm câm nín đối thủ của ông rồi.
Người Do thái đã nhấn mạnh quan điểm nầy thậm chí còn đi xa hơn bằng cách cho rằng tin lành cứu rỗi của Phaolô tách rời ra khỏi luật pháp đã kích động người ta phạm điều ác để rồi Đức Chúa Trời sẽ được khen ngợi. Vậy thì, sao chúng ta không làm sự dữ cho được sự lành, như kẻ gièm pha đã cáo và quyết rằng chúng ta dạy điều ấy?… Sự đoán phạt những người đó là công bình (Rôma 3.8).
Một lời vu cáo như thế rất khó mà tin được nên Phaolô đã từ chối không để cho người ta phải chú ý đến trong một phút đồng hồ. Bất cứ ai nói ra một câu như thế đang chứng minh sự thực họ đáng phải sa vào sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

Tin Xấu: Mọi Người Đều Ở Dưới Tội Lỗi (3.9-18)

Vậy nên, người Do thái có được những lời hứa có một không hai, chưa ứng nghiệm trong vai trò một quốc gia. Các đặc ân nầy dù cách nào đi nữa không cung ứng cho sự trông cậy giả dối về ân huệ chỗ đứng của họ trước vành móng ngựa phán xét của Đức Chúa Trời. Về vấn đề sự công bình riêng ở trước mặt Đức Chúa Trời, người Do thái công bình bị hư mất, giống như người dân Ngoại bị xét đoán vậy.
Để tóm tắt và nhấn mạnh sự xét đoán cả người Do thái và dân Ngoại, Phaolô vạch ra một loạt những dẫn chứng, chủ yếu là từ Thi thiên, tất cả những điều nầy chứng minh luận điểm của ông cho rằng không một người nào có thể nhận được sự tán thưởng của Đức Chúa Trời bằng phương tiện công bình riêng của mình.
Các câu 10-12 cung ứng quan điểm chung về tình trạng băng hoại của con người, nhấn mạnh tính phổ quát sự xét đoán của Đức Chúa Trời đối với con người. Vì thế mới có phần nhấn mạnh cụm từ “chẳng có một người”: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không (Rôma 3.10-12).
Sức mạnh của các câu nầy, ấy là con người không thể xưng công bình ở trước mắt Đức Chúa Trời. Họ không tìm kiếm Đức Chúa Trời; họ bất khả trong việc nhìn biết Đức Chúa Trời, và họ không làm lành.
Hết thảy mọi điều nầy được nhìn thấy từ nhận định thiêng liêng. Nói như vầy không phải là nói con người không hề làm điều chi tốt đẹp và tử tế cho đồng loại của mình. Phaolô không nói rằng con người chẳng có các tư tưởng tốt đẹp hay khát vọng nào như có nhiều người xét nét. Ông đang nói rằng con người chẳng có gì để tự khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. Con người không có khả năng làm điều chi đẹp lòng Đức Chúa Trời để kiếm được sự tán thưởng của Ngài, vì con người sanh ra đã là kẻ thù của Đức Chúa Trời.
Có nhiều người bề ngoài rất tôn giáo và được xem là kỉnh kiền, thành kính lắm, song họ không thực sự tìm kiếm Đức Chúa Trời. Họ đang tạo ra một vị thần theo cách riêng của họ. Họ đang thờ lạy tạo vật thay vì Đấng Tạo Hoá (Rôma 1.18...). Có những người phấn đấu để tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, nhưng chẳng có người nào giữ được chúng dù là một điểm, và vì thế mà phạm cả thảy (Giacơ 2.10). Thu nhỏ lại tình trạng tội lỗi của con người là ra sức trở nên giống như Đức Chúa Trời, mà lại không có Đức Chúa Trời  (Êsai 14.14).
Các câu 13-18 đi từ cái chung chung đến cái đặc biệt, mô tả tình trạng băng hoại của con người như đã được chứng kiến qua các chi tiết trong phần mổ xẻ của ông. Từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, con người được đánh dấu bởi tội lỗi.
“Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó” (Rôma 3.13-18).
Sự đồi bại của tấm lòng đã làm ô uế miệng lưỡi chúng ta. Lời nói của chúng ta đùa chúng ta đi; nó tỏ ra sự chúng ta thù nghịch với Đức Chúa Trời. Israel đã lằm bằm, oán trách, họ chống nghịch Môise và Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 16.2...). Trong Dân số ký 21 chúng ta đọc thấy sự than phiền của dân Israel. Đức Chúa Trời sai một trận dịch rắn lửa giáng trên họ, Tôi tin, để dạy cho họ biết rằng cái lưỡi có thể giống như hàm răng của con rắn đang phun ra chất độc chết chóc. Với điều nầy, tác giả Thi thiên và Phaolô dường như đã nhất trí.
Với cái miệng, chúng ta đang phun ra chất độc và với hai bàn chân, chúng ta đang chạy tới điều ác. Sự hủy diệt và khốn khổ là công việc của hai bàn tay chúng ta. Chúng ta chẳng biết tới lối bình an. Chắc chắn nhiều thế kỷ chiến tranh đã làm cho điều nầy ra rõ ràng. Nhân loại chủ yếu đang nằm trong cái khuôn xấu xí; chỉ có kẻ lạc quan với cặp mắt màu hồng mới chối bỏ điều nầy. Thế nhưng con người chẳng có một điều kiện nào để đứng trước mặt một Đức Chúa Trời công bình và thánh khiết mà xưng ra một sự công bình xứng đáng với sự sống đời đời.

Vai Trò Của Luật Pháp (3.19-20)

Một người Do thái thận trọng phải ra sức làm cho cùn nhụt quan điểm của phần Phaolô luận bàn bằng cách đưa ra phần thuật ngữ chuyên môn. Phần lớn những dẫn chứng trong Cựu Ước nguyên có phần tham khảo đến dân Ngoại chớ không tham khảo đến dân Do thái. Mọi thứ đều tốt đẹp và mỹ mãn cả. Nhưng Luật pháp, là những phần Cựu Ước kinh, trực tiếp nhắm vào những kẻ ở dưới luật pháp, nghĩa là, người Do thái. Bất luận tham khảo nào nhắm đến dân Ngoại, chắc chắn nó cũng được áp dụng tương đương với người Do thái. Vì vậy, người Do thái và dân Ngoại đều bị xét đoán như nhau bởi các phần kinh Cựu Ước.
Người Do thái đã vặn cong mục đích của Luật pháp. Luật pháp không hề được định cho phải khen ngợi một ai ở trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng chỉ để xét đoán con người mà thôi. Giống như chất liệu dùng để thử xem người ta có say rượu hay không, cũng một thể ấy luật pháp đã được ấn định để xác minh con người là tội nhân, ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Luật pháp cung ứng tiêu chuẩn về sự công bình, chớ không phải con người sẽ đạt tới sự công bình theo ý họ, để chứng tỏ rằng họ bất khả xưng công bình theo cách con người mà phải tìm kiếm một nguồn công bình ở ngoài họ. Đây là mục đích của tất cả các thứ của lễ trong thời Cựu Ước. Khi Luật pháp tỏ ra tội lỗi của một người, Đức Chúa Trời đã cung ứng một phương thức tế lễ hầu cho con người không phải mang lấy sự xét đoán của Đức Chúa Trời.
Luật pháp không hề được ban ra để cứu người nào, mà để cho người ấy thấy rõ rằng mình cần một Cứu Chúa: “Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi (Rôma 3.20).

Giải Pháp Cho Nan Đề Của Con Người. Một Sự Công Bình Theo Khuôn Mẫu Của Đức Chúa Trời (3.21-31)

Thi sĩ người La mã là Horace, đề ra đôi dòng hướng dẫn cho các tác giả viết bi kịch trong thời của ông, phê phán người nào thường hay viện đến deus ex machina [kẻ đóng vai thần linh trong kịch cổ Hy lạp quyết định sự kết thúc], để giải quyết các vấn đề gút mắc đã phát sinh trong cốt truyện: ‘Đừng đem thần linh lên sân khấu’, ông nói: ‘trừ phi nan đề là sự việc đáng để cho một thần linh giải quyết nó’ (nec deus intersit, nisi dignus uindice nodus inciderit).
Chắc chắn nan đề của con người theo như Phaolô đã tóm tắt, chính là nan đề cần đến Đức Chúa Trời giải quyết nó. James Stifler đề xuất trong phần chú giải của ông về sách Rôma rằng có ‘tiếng thở ra nhẹ nhõm khi có thể nghe thấy được’ trong giới từ ‘nhưng’ giới thiệu câu 21. Chắc chắn đây là trường hợp, vì đúng là nhẹ nhõm khi nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã cung ứng cho một giải pháp cho tình thế tội lỗi chẳng đặng đừng của con người.
Tình thế chẳng đặng đừng của con người, ấy là họ bất khả phóng thích mình ra khỏi xiềng xích của tội lỗi. Họ phải được cứu bởi ai đó khác hơn chính mình họ và bởi ai đó không gánh chịu cùng một chứng nan y. Một kẻ đang chết đuối không thể giúp được ai khác. Những gì con người không thể làm (cung ứng một sự công bình đáng nhận cho Đức Chúa Trời), Đức Chúa Trời đã làm trong thân vị của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là những tin tức tốt lành mà chúng ta đã từng trông đợi.
Một Định Nghĩa Sơ Bộ Về Sự Công Bình. Sự công bình mà Phaolô ghi ra ở các câu 21-26 có thể được định nghĩa như sau: “Tặng phẩm ban cho người nào đem lòng tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ có khả năng giúp đỡ cho người ấy đứng trước mặt Đức Chúa Trời Thánh Khiết, không bị xét đoán và ở trong ân sũng của Ngài”. Sự công bình nầy của Đức Chúa Trời đã được mô tả ở các câu 21-26.
(1) Nguồn Của Sự Công Bình Chính Là Đức Chúa Trời. Phaolô viết: Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp (Rôma 3.21, cũng đối chiếu câu 22). Sự công bình nầy do Đức Chúa Trời cung ứng cho, chớ không phải do mọi nổ lực của con người đâu. Đây là sự công bình của Đức Chúa Trời.
(2) Sự Công Bình Nầy, Dù Không Do Luật Pháp Tạo Ra, Đã Được Hứa Cho Bởi Chính Luật Pháp. Từ chính câu nầy (câu 21), chúng ta có thể thấy rằng theo một ý nghĩa sự công bình của Đức Chúa Trời nầy có quan hệ với luật pháp Cựu Ước, và theo một ý khác thì nó rất là khác biệt. Nó có quan hệ trong những gì nó đã được toan liệu trước trong các lời tiên tri của Cựu Ước về Thân Vị và Công Tác của Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Thêm nữa, luật pháp Cựu Ước là một tiêu chuẩn cứng rắn về sự công bình, vì vậy khi Chúa chúng ta đến với trần gian như một con người, luật pháp công bố Ngài là công bình, theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Không một án phạt nào về tội lỗi có thể được lập ra để nghịch lại Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta, theo luật pháp của Cựu Ước (Giăng 8.46).
Thế nhưng sự công bình nầy của Đức Chúa Trời, là những điều Phaolô viết về sự độc lập hoàn toàn đối với Luật pháp, con người và mọi nổ lực hư không của họ hòng làm thoả mãn mọi đòi hỏi của luật pháp đều không thể đạt tới được. Cho nên sự công bình của Đức Chúa Trời không đến do tuân giữ luật pháp, theo như người Do thái đã suy tưởng một cách sai lầm.
(3) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Có Hiệu Lực. Sự công bình của Đức Chúa Trời có hiệu lực ở chỗ nó đầy đủ cho mọi tội lỗi của những ai từng sinh sống trong các thời đại trước: “…Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia (Rôma 3.25). Phần bàn luận của Phaolô về tính hiệu lực của sự công bình của Đức Chúa Trời hủy bỏ ngay sự trông cậy giả dối của người Do thái trong việc đạt tới sự công bình qua việc tuân giữ luật pháp. Từ khi sự công bình của Đức Chúa Trời có hiệu lực và cứu những ai có đức tin nơi Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước, tuân giữ Luật pháp không những thất bại trong thời hiện tại; mà nó cũng chẳng cứu được ai nữa.
(4) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Chứng Minh Ngài Đang Tồn Tại. Stifler viết: “Thắc mắc chính trong việc cứu con người không phải là con người được kể công bình như thế nào, mà là Đức Chúa Trời cứ giữ sự tha thứ bằng cách nào đấy thôi”.
Với phần tham khảo bổn tánh của Đức Chúa Trời dưới hệ thống Cựu Ước, Đức Chúa Trời dường như ‘nhìn chỗ khác’ khi con người phạm tội. Sự việc cho thấy rằng Đức Chúa Trời ít công bình hơn khi xử lý dứt khoát với tội lỗi của con người. Khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đổ ra trên Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, không có một cái bóng nghi ngờ nào chỉ ra Đức Chúa Trời đã cảm nhận như thế nào về tội lỗi.
Cách đây mấy năm, tôi là giáo sư dạy học với tiếng tăm kỷ luật, khó chịu nhất trong trường học. Một tài xế xe bus nữ ít nhất đã nghĩ thế và dẫn hai học sinh nam đến phòng tôi, chúng đã ném đá vào xe bus. Tôi đối diện với hai học sinh nầy, nhưng đã được báo cho biết rằng một bị cáo không bị đưa ra xét xử, và cậu nầy là con trai của thầy hiệu trưởng. Tôi đã trao đổi thật lâu với thầy hiệu trưởng, ông cho rằng con ông được miễn vì mắt nó có đeo kính. Vì vậy, tôi đến phòng của nó rồi xử lý luôn. Cho đến khi cậu nầy bị xử lý, có một đám mây hồi hộp vây kín trên cả trường. Thầy Deffinbaugh xét xử con trai của thầy hiệu trưởng, hay nó sẽ có một ngoại lệ? Đám mây tan đi ngay khi có tiếng roi quất lên.
Cũng một thể ấy với bổn tánh của Đức Chúa Trời. Bổn tánh của Đức Chúa Trời đang nằm trong chỗ bị thắc mắc. Trong mấy trăm năm, Đức Chúa Trời đã cho qua những tội lỗi đã phạm trước đó. Ngài không thể bất công và bỏ sót tội lỗi cho đến đời đời được. Tội lỗi phải bị hình phạt. Khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã đổ ra trên Con Ngài, sự công bình của Đức Chúa Trời đã được xác nhận một lần đủ cả. Điều nầy không những nhắm tới các tội lỗi trong quá khứ, mà còn những tội lỗi trong hiện tại nữa. Đức Chúa Trời không thể bỏ qua tội lỗi được. Nếu Ngài cần công bố loài người là công bình mà không cần phải trả giá cho tội lỗi, Ngài sẽ mâu thuẫn với chính bổn tánh, sự thánh khiết và sự công bình của Ngài. Sự công bình của Đức Chúa Trời đòi hỏi một sự trả giá cho tội lỗi. Cho nên, sự công bình của Đức Chúa Trời nơi Đức Chúa Jêsus Christ xác minh bổn tánh của Đức Chúa Trời bằng cách làm thoả mãn mọi đòi hỏi về sự công bình và sự thánh khiết.
(5) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Hoàn Tất Sự Cứu Rỗi Của Con Người. Khải thị về sự công bình của Đức Chúa Trời không những xác minh Đức Chúa Trời, mà còn cứu rỗi con người nữa. Sự cứu rỗi nầy đã được mô tả theo ba chiều kích trong các câu 21-26.
Thứ nhứt, ‘sự chuộc tội’ trong câu 24 mô tả ơn cứu rỗi theo giới hạn của chợ nô lệ. Sự chuộc tội đề cập tới việc trả giá rồi mua để phóng thích kẻ nô lệ. Khi một người đến với chợ nô lệ rồi trả giá mua một nô lệ, người ấy đã chuộc kẻ nô lệ kia. Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá và sự đổ huyết Ngài ra là giá phải trả để chuộc lấy chúng ta. Chúng ta, giống như dân Israel đã được chuộc ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập, đã được chuộc ra khỏi vòng nô lệ của tội lỗi.
Thứ hai, ‘của lễ chuộc tội’ đưa chúng ta đến đền thờ. Cụm từ nầy đã được sử dụng trong bản Kinh Thánh 70 (bản dịch Hy lạp về Cựu Ước) nói tới ‘chỗ dâng của lễ chuộc tội’ hay ‘ngôi thương xót’ đậy hòm giao ước trong Nơi Chí Thánh. Theo ý nghĩa nầy, tội lỗi chúng ta đã được che đậy hay bôi xoá bởi huyết đã đổ ra của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng của lễ chuộc tội cũng mang ý tưởng làm khuây khoả. Cơn giận của Đức Chúa Trời dậy lên là do tội lỗi của con người. Cơn giận nầy đã được làm cho khuây khoả bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá. Cơn giận thánh khiết của Đức Chúa Trời đã được thoả trong công tác của Đấng Christ.
Sau cùng, ‘sự xưng công bình’ đưa chúng ta đến chỗ xét xử. Đây là từ ngữ của luật pháp có ý nói tới việc công bố ra sự công bình. Nếu Đức Chúa Trời xét đoán chúng ta theo cách công bình riêng của chúng ta, Ngài phải tuyên bố chúng ta là không công bình và gian ác. Nhưng khi chúng ta công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là sự thay thế cho chúng ta — là Đấng đã chịu chết trong chỗ của chúng ta và Ngài ban hiến sự công bình của Ngài trong chỗ khốn khổ của chúng ta — thế là Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công bình trên cơ sở việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ.
Bởi thuật ngữ nói tới chợ nô lệ, đền thờ và phòng xử án, chúng ta thấy sự công bình nầy của Đức Chúa Trời được mô tả theo những giới hạn chỉ ra tác dụng của nó trên tội nhân có lòng tin.
(6) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Đang Sẵn Có Cho Mọi Người, Và Bởi Đức Tin Mà Có. Sự công bình của Đức Chúa Trời là rất thực đối với bổn tánh của Đức Chúa Trời, sự công bình ấy đang sẵn có cho mọi người mà chẳng có một sự phân biệt nào hết. Giống như chẳng có một sự phân biệt nào đối với Đức Chúa Trời trong sự xét đoán chung hết mọi người là tội nhân, cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời không tỏ ra thiên vị khi hiến sự công bình ấy chỉ cho người Do thái.
Giống như sự công bình của Đức Chúa Trời không được phân cho con người trên cơ sở chủng tộc của họ, cũng một thể ấy con người không xứng đáng hay không kiếm được sự công bình đó. Sự công bình ấy được ban cho bởi ân điển như một tặng phẩm rời rộng: và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ (Rôma 3.24). Ơn cứu rỗi của bạn không phải là không có giá phải trả đâu, vì ơn ấy buộc Đức Chúa Trời phải trả giá bằng sự chết của Con Ngài, nhưng ơn ấy bạn không thể trả nổi đâu vì bạn không thể làm gì để kiếm được ơn ấy. Tặng phẩm sự công bình của Đức Chúa Trời phải được tiếp nhận bởi đức tin, chớ không kiếm được bởi việc làm:tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin …” (Rôma 3.22).
Vấn đề đối với hầu hết mọi người: không phải trở thành một Cơ đốc nhân là quá khó đâu, việc ấy rất dễ thôi. Không cứ cách nào đó, chúng ta muốn góp phần vào sự cứu rỗi của chúng ta. Nhưng Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng những việc làm công bình của chúng ta giống như những miếng dẻ rách bẩn thỉu trong cái nhìn của Đức Chúa Trời (Êsai 64.6). Chúng ta càng hiến nhiều việc lành của mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta làm mất lòng Ngài càng nặng nề thêm.
Bạn đang nương cậy trên mẫu việc lành nào để được cứu rỗi đời đời vậy? Những miếng dẻ rách việc lành riêng của bạn, hay sự giàu có trong công trạng của Đấng Christ. Bạn không phải bước đi giữa hành lang nhà thờ hoặc giơ tay lên để trở thành một Cơ đốc nhân. Mọi sự bạn cần phải làm là công nhận tình trạng khốn khổ về sự công bình của mình và tin cậy nơi sự công bình mà Đức Chúa Jêsus Christ đã ban hiến trong chỗ của nó — một sự công bình theo khuôn mẫu của Đức Chúa Trời, sự công bình đó kết quả trong sự sống đời đời. Hãy thôi đừng tin cậy vào bản ngã mình nữa, mà hãy nương cậy duy một mình Ngài. Đấy là những tin tức tốt lành của Tin Lành. Hãy đến mà suy gẫm về điều nầy, không một chỗ nào trong Rôma 3 là tin xấu cho Cơ đốc nhân cả.

HAI HÀM Ý CỦA SỰ CÔNG BÌNH THEO KHUÔN MẪU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Chương thứ ba kết thúc với hai hàm ý về sự công bình nầy theo khuôn mẫu của Đức Chúa Trời. Trước hết, không có một cơ sở nào cho việc khoe mình nơi phần của người Do thái, vì ơn cứu rỗi được tiếp nhận như một tặng phẩm, chớ chẳng phải là một phần thưởng. Người Do thái cũng không thể khoe mình vì ơn cứu rỗi được ban hiến cho cả người Do thái và dân Ngoại trên cùng một cơ sở — ấy là đức tin.
Thứ hai, Tin lành về sự công bình của Đức Chúa Trời không tiêu trừ luật pháp, vì luật pháp vẫn còn là tiêu chuẩn hợp lệ về sự công bình, và luật pháp không hề được dự trù làm một phương tiện cho sự cứu rỗi. Luật pháp tỏ ra sự phán xét chúng ta, và sự phán xét chúng ta buộc chúng ta phải từ chối những miếng dẻ rách công bình bẩn thỉu của chúng ta và đem lòng tin cậy nơi Đấng Christ.
Câu sau cùng của chương 3 thực sự là một quá độ sang chương 4, ở đây Phaolô sẽ chỉ ra tin lành của ông là nhất mực với sự dạy của Cựu Ước.